Canada hiện đang là một trong những điểm đến “nóng” nhất đối với nhiều bạn trẻ Việt bởi nền giáo dục chất lượng cao cùng những chính sách định cư hấp dẫn. Để có thể bắt đầu hành trình học tập tại đất nước này, bạn cần nắm rõ thủ tục du học Canada để có sự chuẩn bị phù hợp. Cùng WillStydt tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!
Chọn trường và chọn ngành
Việc đầu tiên và quan trọng trong quá trình đi du học Canada là chọn trường và ngành học phù hợp. Canada là cường quốc giáo dục với rất nhiều trường cao đẳng, đại học và chương trình đào tạo chất lượng. Dựa vào mong muốn và khả năng của bản thân, sinh viên có thể chọn cho mình một ngôi trường phù hợp với nguyện vọng.
Khi đã xác định được trường và ngành học mà mình muốn theo học, bạn cần kiểm tra số số Designated Learning Institution (DLI) của trường. Số DLI sẽ cho bạn biết liệu trường mà mình dự định học tập có được chính quyền liên bang (hoặc tỉnh) tại Canada cho phép tiếp nhận học sinh quốc tế hay không. Nếu số DLI cho thấy trường được phép tuyển sinh sinh viên nước ngoài, bạn có thể bắt tay ngay vào việc chuẩn bị bộ hồ sơ du học.
Các giấy tờ cần thiết cho bộ hồ sơ xin học
Nếu các nước Mỹ và Anh yêu cầu bài tự giới thiệu (Statement of purpose, hay SOP) là tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ du học. Thì tại Canada, kết quả học tập sẽ đóng vai trò cốt yếu. Do đó, bước quan trọng trong toàn bộ quá trình là thủ tục du học Canada là chuẩn bị một bộ hồ sơ học tập càng ấn tượng càng tốt. Điểm số càng cao, bạn càng có khả năng đậu vào các trường học danh tiếng.
Các giấy tờ quan trọng trong bộ hồ sơ du học Canada có thể kể đến như chứng chỉ ngoại ngữ, học bạ, và bằng tốt nghiệp. Tài liệu cần thiết cho bộ hồ sơ du học Canada theo từng bậc học được quy định cụ thể như sau:
- Bậc THPT
Bậc THPT Canada còn được gọi là K-12. Khi đi du học Canada bậc THPT, học sinh phải có các giấy tờ bao gồm: đơn xin học; bảng điểm; bằng cấp cao nhất; ý định thư (letter of intent – LOL) giải thích về mục đích đi du học và trình bày kế hoạch học tập khi học tập tại Canada. Bậc học này chưa yêu cầu học sinh phải cung cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. - Bậc Cao đẳng, Đại học
- Đơn xin học
- Học bạ bậc THPT
- Bản lý lịch chi tiết, kê khai các thành tích học tập hoặc hoạt động tình nguyện, ngoại khóa (nếu có).
- Ý định thư (LOI) trình bày rõ ràng về mục đích du học và kế hoạch học tập tại Canada.
- Bằng tốt nghiệp THPT
- Chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp nếu sinh viên đi du học tại Quebec).
- Bậc Đại học
- Đơn xin học
- Bảng điểm Đại học
- Bằng tốt nghiệp Đại học
- Hai lá thư giới thiệu từ giảng viên hoặc công ty mà ứng viên đã từng học, hoặc làm việc.
- Bản lý lịch chi tiết, kê khai các thành tích học tập hoặc hoạt động tình nguyện.
- Ý định thư (LOI) trình bày chi tiết về mục đích du học và kế hoạch học tập tại Canada
- Chứng chỉ quốc tế tiếng Anh hoặc tiếng Pháp
- Nếu ứng viên trên 25 tuổi và đã tốt nghiệp 2 năm trước thời điểm nộp hồ sơ thì cần phải trình bày về công việc mình đã làm trước đây.
Nộp hồ sơ và phản hồi đề xuất nhập học
Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, bạn nộp hồ sơ cho trường đại học và chờ kết quả. Một khi đã nhận được thư chấp thuận từ trường. Bạn sẽ có một khoảng thời gian suy nghĩ để phản hồi lại đề xuất từ trường. Nếu đồng ý nhập học, bạn cần gửi thư phản hồ và chờ xác nhận chính thức từ trường, đồng thời lên kế hoạch cho các bước tiếp theo.
Thủ tục xin visa du học Canada
Thủ tục du học Canada diện chứng minh tài chính
Du học Canada theo diện chứng minh tài chính truyền thống vẫn là lựa chọn của nhiều học sinh và phụ huynh. Hình thức này được ưa chuộng bởi sự ổn định và an toàn nếu bạn có điều kiện về tài chính và giấy tờ chứng minh thu nhập rõ ràng. Thủ tục du học Canada theo diện chứng minh tài chính cần những giấy tờ sau:
- Hộ chiếu còn thời hạn
- 02 ảnh thẻ 4×6 thời giang chụp không quá 6 tháng
- Giấy khai sinh
- Giấy CMND của ứng viên và phụ huynh
- Giấy đăng ký kết hôn/ly hôn của phụ huynh
- Sổ Hộ khẩu
- Lý lịch tư pháp số 2
- Giấy khám sức khoẻ tại bệnh viên được chỉ định.
Mẫu form xin visa du học Canada
- Mẫu 1294: điền các thông tin của học sinh, thông tin trường đăng ký theo học, học phí,… Mẫu form này được điền online để lấy mà vạch và in ra trực tiếp.
- Mẫu IMM5645E: gồm các thông tin về gia đình, anh chị em ruột,…
- Study permit questionnaire: thông tin về khả năng tài chính của bố mẹ hoặc người thân ở Canada (nếu có)
- Giấy ủy quyền cho công ty tư vấn du học làm hồ sơ
- Nếu học tại Quebec, du học sinh cần phải có thêm giấy phép vào tỉnh Quebec (Certificat d’acceptation du Québec – CAQ). CAQ có thể điền dưới dạng online hoặc dạng giấy với lệ phí là 108 CAD.
- Trường hợp ứng viên chưa đủ 18 tuổi cần phải có giấy tờ chứng nhận bảo lãnh của người giám hộ bao gồm:
- Custodian Declaration – Custodian for Minors Studying in Canada: chỉ dành cho người giám hộ ở Canada
- Custodian Declaration – Parents/Guardians for Minors Studying in Canada: phụ huynh Việt Nam phải điền form
Khám sức khoẻ
Ứng viên bắt buộc phải khám sức khỏe trước khi tới Canada tại các bệnh viện được chỉ định.
Thư nhập học
Sinh viên cần cung cấp thư mời nhập học của trường để chứng minh mình đã được nhận vào học tại một trường trên lãnh thổ Canada. Trong thư cần nêu rõ có mục sau đây:
- Họ và tên, địa chỉ của sinh viên
- Ngày tháng năm sinh của sinh viên
- Khóa học và trình độ của khóa học
- Ngày bắt đầu và ngày kết thúc khóa học
Hồ sơ học tập
- Bảng điểm THPT, bằng tốt nghiệp cấp THPT
- Bảng điểm đại học hoặc bằng tốt nghiệp đại học (nếu có)
- Hóa đơn đóng học phí
- Chứng chỉ IELTS
- Kế hoạch học tập (Study Plan): Đây là phần quan trọng ảnh hưởng đến khả năng được cấp visa của bạn. Kế hoạch học tập cho người xét duyệt hồ sơ xin visa thấy được mục đích và lộ trình học tập của bạn tại Canada. Thư giải trình kế hoạch học tập phải bao gồm đầy đủ chi tiết sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu của học sinh. Đồng thời, nêu rõ định hướng, kế hoạch sự nghiệp dự kiến của du học sinh sau khi tốt nghiệp chương trình học tại Canada. Trong bản kế hoạch học tập, bạn cần trả lời được một số câu hỏi sau:
- Ước mơ, nguyện vọng của bạn là gì và nền tảng bắt đầu dẫn đến nguyện vọng đó?
- Lộ trình sự nghiệp dự kiến của bạn trong vòng ít nhất 5 năm nữa ra sao? Sau khi kết thúc khóa học, kế hoạch sự nghiệp của bạn thế nào?
- Bạn và gia đình bạn đã chuẩn bị thế nào để thực hiện lộ trình đó?
- Khóa học tại Canada đóng góp giá trị gì cho lộ trình dự định của bạn? Vì sao bạn lựa chọn Canada và chương trình này thay vì một khóa học ở Việt Nam hoặc một quốc gia khác? Giá trị đó có tương xứng với việc đầu tư tài chính, thời gian của bạn và gia đình cho khoá học này hay không?
- Khoản đầu tư này có nằm trong khả năng mà gia đình bạn có thể đảm bảo tính ổn định để bạn tập trung hoàn thành kế hoạch học tập của mình, ngay cả khi có rủi ro xảy ra hay không?
Giấy tờ chứng minh tài chính
- Giấy xác nhận tiền gửi trong ngân hàng trong vòng 2 tháng gần nhất
- Sổ tiết kiệm
- Hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, giấy nộp thuế thu nhập cá nhân, sao kê tài khoản lương,.. để chứng minh có đi làm và có thu nhập từ lương
- Giấy phép kinh doanh, biên lai thuế (trong 6 tháng) nếu phụ huynh làm kinh doanh
- Chứng nhận sở hữu nhà, đất, xe hơi,…
Trường hợp sinh viên có người tài trợ ở Canada thì cần chứng minh:
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ
- Bản sao thẻ công dân hoặc thường trú dân Canada
- Thư bảo lãnh có ghi rõ trách nhiệm tài chính
- Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng
- Bản chính của giấy khai thuế thu nhập (Notice of Assessment, vd: T451 / Income tax return information B Regular) trong 2 năm vừa qua của người bảo lãnh và của vợ/chồng của người bảo lãnh.
- Thư xác nhận việc làm của người bảo lãnh và của vợ/chồng của người bảo lãnh.
- Nếu sinh viên du học Canada với các khóa học có thời hạn dưới một năm thì cần chứng mình tài chính đủ thời gian du học. Trường hợp sinh viên du học Canada trong thời gian hơn 1 năm thì cần phải chứng minh khả năng hỗ trợ tài chính với số tiền ít nhất 10.000 CAD (nếu du học tại Quebec thì cần khoảng 11.000 CAD).
Lưu ý khi trả lời phỏng vấn xin visa
- Về trang phục: Trang phục khi đi phỏng vấn visa cần lịch sự, chỉnh tề. Điều này sẽ giúp bạn gây được thiện cảm với người phỏng vấn trong lần đầu gặp mặt.
- Khi trả lời phỏng vấn: Hãy luôn tự tin thể hiện bản thân, bởi sự rụt rè sẽ là bước cản khi bạn nói chuyện với các chuyên gia phỏng vấn. Lo lắng sẽ dễ khiến bạn đưa ra các câu trả lời không đầy đủ hoặc không rõ ràng. Vì vậy, đừng tự gây áp lực cho bản thân mà hãy trả lời thật bình tĩnh và rõ ràng những câu hỏi mà đại sứ quán đưa ra.
- Trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh: Bạn sẽ được lựa chọn trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Nhưng nếu khả năng tiếng Anh đủ tốt, bạn nên lựa chọn phỏng vấn bằng ngôn ngữ này để cho người phỏng vấn thấy sự chuẩn bị đầy đủ và chu đáo cho việc học tập tại Canada. Đồng thời, năng lực sử dụng tiếng Anh tốt của thể hiện khả năng thích ứng với môi trường mới. Điều này sẽ giúp gia tăng xác xuất thành công cho buổi phỏng vấn của bạn.
Chúc các bạn thành công và có một hành trình mới thật thú vị!